Tuổi trẻ

Bước ngoặt lịch sử tuổi 22 – ranh giới giữa chênh vênh và thành công

Bước ngoặt lịch sử tuổi 22 – ranh giới giữa chênh vênh và thành công

Tuổi 18 – ước mơ khát khao tung bay khỏi vòng tay cha mẹ, thỏa sức vùng vẫy phương trời mới khi thấy bản thân tự đủ “khôn lớn” để làm chủ cuộc đời mình. Nhưng đến tuổi 22, cớ sao chúng ta lại cảm thấy vô hướng, bất định đến như vậy.

Tuổi 22, ra trường với hành trang kiến thức trong suốt 4 năm trên giảng đường cùng những kinh nghiệm tích lũy được khi đi làm thêm hay va vấp trong cuộc sống. Nhưng để mà nói thì đó chưa đủ để chúng ta vững vàng bước ra bươn chải với đời, vì cuộc sống là không ngừng học hỏi và vươn lên. Tuy nhiên, không phải cứ thấy mình chưa đủ kinh nghiệm hay chưa đủ kỹ năng mà không ra trường phải không nào? Ai rồi cũng sẽ phải thoát khỏi cái vỏ bọc an toàn của bản thân mà thôi.

Tuổi 22

Chênh vênh tuổi 22
         Tuổi 22 – chênh vênh tuổi trẻ

 

Khi chúng ta đang ngồi đây và đọc bài viết này có lẽ bản thân đang không biết bản thân nghĩ gì, muốn gì và có thể làm được gì. Chúng ta hoang mang, rối bời và bất lực bởi cảm giác “thất nghiệp” thật là kinh khủng bởi đến giai đoạn này có quá nhiều thứ phải lo khi gánh nặng “cơm áo gạo tiền” đè nặng lên đôi vai ta. Nhưng đừng vội nản lòng, đừng vội mất niềm tin vào cuộc sống, chúng ta còn cả tuổi trẻ ở phía trước để cố gắng cơ mà.

Nhìn lại chính mình

Đã bao giờ bạn ngồi lại để suy nghĩ về bản thân mình chưa? Nếu bạn chưa từng làm việc đó thì sau khi đọc xong bài viết này bạn hãy ngồi bình tâm để nhìn lại chính bản thân mình để nhận thấy việc tự đánh giá bản thân có tác dụng như thế nào đối với việc lập kế hoạch của bạn nhé.

Albert Einstein đã nói: Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời con cá đó sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc. Giống như mỗi chúng ta vậy, ai cũng đều có những điểm mạnh, điểm yếu của riêng bản thân mình. Chính vì thế nên việc chúng ta nhìn nhận lại bản thân mình là rất quan trọng, bởi thất bại lớn nhất là đánh giá sai về khả năng của bản thân mình. Chúng ta đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, đừng “giá như” nhiều quá. Còn gì tuyệt vời hơn khi sự thành công của bạn đi từ con số 0 và bạn thành công qua mỗi ngày phải không nào?

Bước ngoặt lịch sử tuổi 22 – ranh giới giữa chênh vênh và thành công

Biết đứng dậy sau những vấp ngã

Khi bước ra trường đời chúng ta mới thấy rằng nó khác xa với lại trường học phải không nào. Như Trấn Thành đã từng nói:”Trường học bắt ta học trước rồi mới kiểm tra, còn trường đời bắt ta kiểm tra trước mới rút ra bài học”. Như vậy có nghĩa là khi ta bước chân ra ngoài xã hội, chúng ta phải thử và sai, thử và sai thì mới đúc rút kinh nghiệm, bài học cho bản thân để tìm cái đúng được. Và “cái đúng” của mọi người là khác nhau, tùy vào sự trải nghiệm hay nhận thức của mỗi người, nhưng tất cả đều phải phù hợp với đạo đức, với thuần phong mỹ tục thì nó mới được gọi là cái đúng hoàn chỉnh.

Tuổi trẻ mà, ai chẳng mắc sai lầm để trưởng thành đúng không? Nhưng chúng ta phải biết sai, biết cân bằng lại để đứng dậy sau vấp ngã để bước tiếp thì những điều sai ấy không là gì cả, chỉ là bước đệm để chúng ta thành công hơn mà thôi. Vậy nên đừng nản chí trước những sai lầm, 22 tuổi còn quá trẻ để chúng ta trải nghiệm phải không nào. Bạn hãy cứ vươn lên, nỗ lực cố gắng thì chúng ta cũng sẽ được đền đáp xứng đáng.

Bước ngoặt lịch sử tuổi 22 – ranh giới giữa chênh vênh và thành công

Trau dồi kiến thức

Nếu chúng ta đang loay hoay mãi trong suy nghĩ của chính bản thân mình, không biết mình thích gì, đam mê gì thì hãy cứ thử đi, nắm lấy mọi cơ hội để thử sức mình. Có thể qua những công việc đó ta phát hiện ra rằng mình đam mê, yêu thích nó và nó phù hợp với mình thì sao. Chúng ta đừng quá mong chờ và đòi hỏi sau khi ra trường có ngay một công việc tốt, một mức lương cao nếu ta chưa đủ năng lực để hoàn thành tốt công việc đó. Vậy nên, chúng ta hãy bắt đầu từ những điều nhỏ bé trước.

Bước ngoặt lịch sử tuổi 22 – ranh giới giữa chênh vênh và thành công

Chủ động tìm kiếm và nắm bắt cơ hội

Cơ hội sẽ không bỗng dưng đến với những người lười. Bản thân chúng ta phải là người chủ động tìm kiếm và nắm lấy những cơ hội đó, tuổi trẻ là dám nói, dám làm, dám thử sức chứ không phải là nói suông. Nếu chúng ta chỉ nói mà không làm, chỉ lập kế hoạch và để đấy thì mãi mãi chúng ta sẽ không thành công được. Có rất nhiều cơ hội, quan trọng là chúng ta phải chủ động để có thể kiếm được một công việc phù hợp và có thể phát triển được bản thân.

Niềm tin

Không gì có thể ngăn cản bước chân của người có sự kiên trì và một niềm tin mãnh liệt vào bản thân mình, chỉ cần bạn luôn tin rằng mình có thể làm được thì bạn có thể chinh phục được thành công. Khi bạn có niềm tin vào bản thân mình nghĩa là bạn đã thành công được một nửa, nửa còn lại chính là sự nỗ lực của bạn cho công việc, cho kế hoạch mà bạn đang hướng đến. Khi tuổi 30 nhìn lại, bạn sẽ cảm ơn sự dũng cảm của bạn ngày hôm nay.

Sau khi đọc xong bài viết này bạn đang có tâm trạng như thế nào? Muốn đứng ngay dậy để tìm cho mình một công việc chưa hay vẫn câu nói cũ “mai rồi tính”. Tuổi trẻ là của bạn, nhưng đừng để sau nay nhìn lại bạn phải bật thốt lên hai từ “giá như”.

Các bạn tham khảo thêm Dành cho những tuổi 22

Bước ngoặt lịch sử tuổi 22 – ranh giới giữa chênh vênh và thành công

THÀNH CÔNG HAY CHÊNH VÊNH CHỈ CÁCH NHAU HAI TỪ “NỖ LỰC” MÀ THÔI!

Nếu thấy bài viết có giá trị đối với bạn, hãy mời mình một ly coffee tại đây nhé!