Kinh doanh dropshipping, mô hình kinh doanh, ưu nhược điểm của hình thức kinh doanh
Bạn quá nhàm chán với công việc hiện tại, bạn muốn thử sức mình với kinh doanh nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Đừng lo ngại, bạn chỉ cần có một niềm đam mê với kinh doanh thì có thể bắt đầu công việc của mình với dropshipping. Vậy dropshipping là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về hình thức này nhé!
#1. Dropshipping là gì?
Dropshipping là mô hình kinh doanh trực tuyến mà không cần bỏ vốn, không cần sở hữu sản phẩm, không lo bị tồn hàng hóa mà vẫn có thể bán được hàng. Công việc của bạn đó chính là tìm kiếm nguồn hàng giá tốt, chất lượng, uy tín. Và khi các bạn tìm được nguồn hàng thì bạn sẽ mang những sản phẩm đó đến với khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm để họ mua sản phẩm của bạn. Như vậy bạn là bên trung gian đặt hàng, lợi nhuận của bạn chính là giá chênh lệch giữa giá của nhà sản xuất với giá mà bạn báo cho khách hàng.
Đây là một mô hình rất phù hợp cho người mới bắt đầu, những người vốn ít mà không muốn sở hữu sản phẩm.
Ví dụ cụ thể về hình thức này như sau:
- Nhà cung cấp bán áo khoác với giá 200.000đ
- Bạn lấy sản phẩm đó đi tiếp thị với giá 250.000đ
- Khi có khách đặt mua sản phẩm của bạn thì bạn sẽ lấy thông tin mua hàng của khách sau đó liên hệ đặt với nhà cung cấp. Nhà cung cấp khi nhận được đủ thông tin sẽ tiến hành gửi hàng cho khách, bạn chỉ cần đợi đơn hàng của bạn được chuyển đi và nhận tiền mà thôi.
- Số tiền lợi nhuận của bạn khi đơn hàng trên thành công là 50.000đ/chiếc
#2. Mô hình kinh doanh
Bạn muốn bắt đầu kinh doanh với hình thức dropshipping thì nên tham khảo một số những điều mình chia sẻ dưới đây:
1. Phân tích thị trường để tìm kiếm nguồn sản phẩm dễ bán, xu hướng mua hàng
Bạn nên cân nhắc thị trường mà bạn hướng tới để có thể bán được hàng. Bạn có thể sử dụng google trends để biết được những sản phẩm hiện nay được ưa chuộng, hoặc các bạn cũng có thể tìm kiếm sản phẩm bán chạy trên các sàn thương mại điện tử như shopee, sen đỏ, lazada,…để có thể lựa chọn ra những sản phẩm tiềm năng cho việc kinh doanh của bạn.
2. Tìm kiếm nguồn hàng
Hiện nay có rất nhiều nền tảng giúp bạn kết nối được với nhà sản xuất một cách dễ dàng. Bạn hãy tìm nguồn hàng chất lượng với giá tốt nhất để việc kinh doanh của mình có thể thuận lợi hơn.
Một số nền tảng sau đây có thể phù hợp với lựa chọn của bạn: NetSale, Osiris Alliance, Sunrise Wholesale. Các bạn cũng có thể tìm kiếm nguồn hàng sỉ ở nhiều nơi. Ví dụ, trên các trang TMĐT, trên các page FB liên hệ với họ để hỏi về chính sách dropshipping.
3. Tạo cửa hàng online
Bạn tạo cho mình một cửa hàng online trên các trang thương mại điện tử như shopee, lazada, sen đỏ,… Hoặc tạo cho mình một website bán hàng để đăng bán các sản phẩm lên đó.

4. Tìm kiếm khách hàng
Sau khi làm các bước trên, các bạn sẽ tìm kiếm nguồn khách hàng của mình để quảng bá sản phẩm. Khi khách đặt hàng thì bạn sẽ gửi thông tin cho bên cung cấp để họ vận chuyển sản phẩm đến khách. Bạn có thể kinh doanh dropshipping chỉ với thiết bị có kết nối internet.
#3. Ưu, nhược điểm của dropshipping
1. Ưu điểm của dropshipping
- Khởi nghiệp với số vốn “0 đồng”, không lo bị tồn hàng
- Có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi chỉ cần kết nối internet
- Các mặt hàng vận chuyển nhanh, không lo nhập nhằng qua các khâu
- Không mất quá nhiều chi phí về các khoản đầu tư kho bãi, chi phí quản lý hàng
2. Nhược điểm của dropshipping
- Khó tìm được nhà phân phối tốt, cung cấp nguồn hàng với giá ổn định cho bạn.
- Vấn đề vận chuyển khó khăn khi bạn có quá nhiều nhà cung cấp
- Sản phẩm nhà cung cấp bị lỗi, bạn không thể kiểm soát được vì bạn không được nhìn thấy sản phẩm, hãy suy nghĩ hướng để khắc phục, nếu không website hoặc gian hàng của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
- Lợi nhuận thấp: đây là nhược điểm bởi hiện nay mức độ cạnh tranh dropshipping rất cao bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Nên kinh doanh bằng hình thức này thì lợi nhuận bạn thu được sẽ không cao được như những hình thức khác.
#4. Một số lưu ý khi bắt đầu với dropshipping
- Lựa chọn sản phẩm thích hợp khi bắt đầu kinh doanh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Lựa chọn đối tác tin cậy để chất lượng sản phẩm đảm bảo. Như vậy bạn mới tạo dựng được uy tín với khách hàng.
- Theo dõi sát sao đơn hàng của khách để đảm bảo hàng đến tay của khách một cách nhanh chóng, an toàn.
Các bạn tham khảo thêm Hướng dẫn làm dropship trên Shopee
Như vậy, mình vừa giới thiệu đến các bạn một hình thức kinh doanh cho người mới. Nếu có đam mê kinh doanh thì còn chần chừ gì nữa hãy bắt tay ngay vào kinh doanh ngay thôi. Mọi việc khi bắt đầu không gì dễ dàng, nhưng chỉ cần kiên trì thì sẽ hái được trái ngọt thôi.
Chúc các bạn thành công!
Nếu thấy bài viết có giá trị đối với bạn, hãy mời mình một ly coffee tại đây nhé!
Leave a Reply