Tâm lý

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì, cha mẹ cần lưu ý cùng trẻ vượt qua

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì, cha mẹ cần lưu ý cùng trẻ vượt qua. Bước vào độ tuổi dậy thì, trẻ sẽ có nhiều thay đổi về tâm lý, cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, các bậc phụ huynh nên quan tâm thường xuyên, làm bạn cùng con để có hướng điều chỉnh cho phù hợp với tâm lý thời gian này.

1. “Khủng hoảng” tuổi dậy thì

Là thời kỳ chuyển đổi một cách khó khăn về sinh lý với việc nội tiết tố sinh dục nam và nữ tăng tiết mạnh hơn, thức đẩy sự tăng trưởng và tạo nên sự thay đổi đặc thù về giới tính. Sự phát triển về tâm lý chưa tương thích nên dễ tạo ra căng thẳng về tâm lý (Stress) cho trẻ.

2. Những “vấn đề” nào cha mẹ gặp phải khi nuôi dạy con ở tuổi này?

  • Con không thực hiện theo yêu cầu của người lớn (cãi lại, hành động tiêu cực)
  • Con thu mình (im lặng, ở một mình nhiều giờ trong phòng riêng, không muốn tiếp xúc với ai)
  • Hay giận dữ, cáu kỉnh, khóc vô cớ.
  • Cảm thấy bi quan, chán ghét mọi thứ (món ăn hay những đồ chơi mà em thường yêu thích), nói đến cái chết (nếu không can thiệp có thể dẫn đến bệnh lý).
  • Kết quả học tập giảm sút bất thường ở nhiều môn (không còn coi trọng việc học như trước).
  • Thay đổi cách ăn uống dẫn đến việc tăng hay giảm cân trầm trọng.
  • Một số trường hợp có thể thích ứng với các hoạt động xã hội nhưng vẫn có hành vi chống đối, phạm pháp.

Ngoài những thay đổi về tâm lý, ở giai đoạn này trẻ còn có những thay đổi rõ rệt về thể chất

3. Những thay đổi về thể chất của trẻ ở tuổi dậy thì

#1. Ở bé gái

Những dấu hiệu về mặt thể chất khi trẻ gái bắt đầu dậy thì có thể rất kín đáo:

  • Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất là sự phát triển mạnh mẽ của ngực về kích thước và hình thái.
  • Lông mu cũng bắt đầu mọc rậm, ở một số trẻ gái còn rậm lông hơn ở chân và tay.

Sau khoảng một năm bắt đầu dậy thì, trẻ sẽ có thêm các thay đổi khác trên cơ thể:

  • Vòng ngực tiếp tục tăng về kích thước và trở nên đầy đặn
  • Xuất kiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Đau bụng kinh có thể xảy ra với đặc trưng đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ vùng bụng dưới.
  • Lông mu dần cứng và xoăn hơn.
  • Lông vùng nách mọc rậm, một số trẻ gái mọc lông tơ ở ria mép trên
  • Mồ hôi và bã nhờn tiết ra nhiều hơn.
  • Xuất hiện dịch nhầy trong hoặc trắng đục ở vùng kín. Đây hoàn toàn là một cơ chế giúp làm sạch và bảo vệ của vùng nhạy cảm. 
  • Chiều cao tăng mạnh, trung bình khoảng 8-10 cm mỗi năm cho đến khi đạt được chiều cao của người trưởng thành.
  • Bé gái sẽ tăng cân, vùng mỡ tập trung nhiều là cánh tay, đùi, lưng trên.

Thông thường, bé gái dậy thì ở tuổi 8-13, với nhiều thay đổi đáng kể về thể chất

#2. Ở bé trai

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì ở bé trai cũng có thể xuất phát từ những thay đổi mạnh mẽ về thể chất trong giai đoạn này của trẻ, bao gồm các biểu hiện đầu tiên như:

  • Dậy thì ở trẻ nam biểu hiện đầu tiên là ở sự tăng kích thước của tinh hoàn và da bìu trở nên mỏng và đỏ sậm.
  • Lông mu mọc quanh gốc dương vật.

Sau khoảng một năm dậy thì, cơ thể trẻ trai có thêm nhiều thay đổi đáng chú ý:

  • Dương vật và tinh hoàn lớn dần và da bìu sẫm màu hơn.
  • Trẻ có thể có mộng tinh – tình trạng phóng tinh một cách vô thức khi đang ngủ.
  • Lông bắt đầu mọc rậm ở vùng bộ phận sinh dục, chân, nách và mặt.
  • Ngực trẻ lớn phồng lên nhẹ.
  • Giọng nói thay đổi rõ rệt, thường là theo xu hướng trầm hơn.
  • Mụn bắt đầu xuất hiện, chủ yếu là mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt và mụn mủ.
  • Trẻ sẽ trở nên cao hơn, mạnh hơn. Thông thường, chiều cao trẻ trai có thể tăng đến 8-10cm mỗi năm trong quá trình dậy thì và tăng 10-15cm trong giai đoạn dậy thì. 

4. Cha mẹ cần làm gì khi con bước sang tuổi dậy thì?

Khuủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Cha mẹ cần lưu ý khi con tới tuổi dậy thì
  • Chia sẻ (mở rộng giao tiếp): tạo sự cởi mở về những điều diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, rút ngắn khoảng cách thế hệ, giáo dục sớm về giới tính, tình yêu, tình dục, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó xâm hại, cùng bàn bạc/giải quyết những vấn đề khó khăn của con…
  • Lắng nghe và thấu hiểu: về tâm sinh lý của lứa tuổi, đặc điểm về thể chất và tính cách riêng của con, về kỹ năng sống, sự thay đổi qua tâm trạng của con và hỗ trợ kịp thời khi có những biểu hiện tiêu cực.
  • Tôn trọng và tin tưởng con: như một người trưởng thành, người bạn, một thành viên có trách nhiệm, tạo cơ hội để trẻ được khẳng định mình, tự quyết định, làm việc độc lập, tự chịu trách nhiệm,…
  • Học kỹ năng: qua các diễn đàn hoặc câu lạc bộ, lớp học ngoại khóa,… để trẻ tự hiểu và chấp nhận về thay đổi của bản thân và biết cách ứng xử phù hợp

Các bậc cha mẹ hãy luôn dành thời gian giáo dục và quan tâm đến con cái để con có thể phát triển thật tốt nhé!

Các bậc cha mẹ có thể tham khảo thêm Những thay đổi về mặt tâm lý khi trẻ dậy thì mà ba mẹ nên biết

Nếu thấy bài viết có giá trị đối với bạn, hãy mời mình một ly coffee tại đây nhé!